Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ KỂ CHUYỆN BÁC HỒ

      Học tập và làm theo “ Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” 


về phong cách quần chúng, phong cách dân chủ; nêu gương; nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.

       Chủ tịch Hồ Chí Minh- một con người sinh ra từ chân lí- người Việt Nam đẹp nhất.Mặc dù Người đã di xa nhưng cuộc đời, sự nghiệp, và tấm gương đạo đức của Người đã trở thành bất tử. Người là kết tinh  và tỏa sáng những gì ưu tú nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam. Phẩm chất và đạo đức của người mãi mãi là tấm gương sáng  cho dân tộc Việt Nam noi theo.
       Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của người Việt Nam.Phong cách của Bác không chỉ để mọi người  ca ngợi, sùng bái mà là tấm gương sáng để mọi người noi theo, học tập. đặc biệt, Phong cách Hồ Chí Minh không những là bài học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ, cách mạng mà còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
1/ Về phong cách quần chúng:
       Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết phải có tình yêu thương bao la và niềm tin vô tận đối với quần chúng. Người luôn sâu sát, quan hệ mật thiết với quần chúng, nắm bắt sâu sa81cti2nh hình thực tế, nhất là thực tế đời sống, thực tế tâm lí, văn hóa của quần chúng để quan tâm, chăm lo lợi ích chính đáng và thiết thực của quần chúng, coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
       Yêu nước, thương dân, suốt đời vì dân vì nu7o71cla2 suy nghĩ nhất quán , thường trực trong con người Bác.Chính tư tưởng, đạo đức, nhân cách bên trong của bác đã thể hiện, bộc lộ ra bên ngoài bằng phong cách quần chúng ở Người. phong cách quần chúng của Bác một lần nữa khẳng định tư tưởng “ suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành  của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị” của Hồ Chí Minh.
2/ Phong cách dân chủ:
       Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là phải có sự lãnh đạo của dảng.Khi đề ra đường lối, chính sách, giải quyết nhiệm vụ chính trị, theo Bác cần phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng, phải dùng kinh nghiệm dân chúng để thêm kinh nghiệm của mình.Tuy nhiên, dân chủ của quần chúng nhân dân , theo Người phải có sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối, thống nhất của đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Dân chủ theo Bác là dân chủ có tư duy, có trí tuệ.Theo Hồ Chí Minh, sơ sơ của phong cách dân chủ là tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, quan hệ tốt với dân, học hỏi dân.Người nói: Không một người nào có thể thực hiện được mọi thứ, làm hết mọi việc.Ngay đến anh hùng lãnh tụ cũng vậy. Đem so với cả công việc của cả loài người trên thế giới thì những đại anh hùng xưa nay cũng chẳng qua làm tròn một  bộ phận mà thôi. DO vậy, Người yêu cầu lãnh đạo phải biết tập hợp  được tài năng, trí tuệ của nhiều người , của tập thể để phấn đấu cho mục tiêu chung.
3/ Về phong cách nêu gương:
       Theo Hồ Chí Minh, nêu gương thì trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn , thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói phải đi đôi với làm.Phải nêu gương chủ yếu trên 3 mối quan hệ: đối với mình, đối với người, đối  với việc. đối với mình: phải không tự cao, tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập , luôn tự  kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày; đối với người: luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng; đối  với việc: dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng”( để việc công, lên trên, lên trước việc tư) , đã phụ trách việc gì thì phải tận tâm, tận lực  làm cho kì  được, không sợ khó khăn, gian khổ, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh.để dân biết, dân tin, dân làm theo thì mỗi cán bộ , đảng viên phải là người tiên  phong gương mẫu, phải miệng nói tay làm thống nhất lời nói với hành động.
4/ Về nêu cao tinh thần  trách nhiệm:
       Theo Hồ Chí Minh, nêu cao tinh thần  trách nhiệm là khi Đảng, Chính phủ, hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đư­a cả tinh thần, lực l­ượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vư­ợt mọi khó khăn, làm cho thành công.Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy,…. là không có tinh thần trách nhiệm. thí dụ:Ng­ười nấu bếp, lo làm cho luôn luôn cơm lành canh ngon, bát đũa sạch sẽ. Không phí phạm của công. Tìm cách tăng gia, trồng rau, nuôi gà (có kế hoạch động viên anh em giúp). Khi anh em ốm yếu, thì có bát canh bát cháo. Khi bộ đội đang mải đánh giặc, thì tìm cách đ­ưa cơm đến nơi cho anh em ăn. Khi tiếp tế khó khăn thì tìm mọi cách v­ượt qua, không để anh em thiếu thốn. Nh­ư thế là có tinh thần trách nhiệm.
Câu chuyện minh họa :
“ Chuyện tiết kiệm và cách kiểm tra của Bác”
       Trong nhiều lần gặp Bác, điều đọng lại trong suốt cả cuộc đời của Đại tá Lê Hãn (con trai trưởng của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn) là chuyện tiết kiệm và cách đi kiểm tra đời sống cán bộ của Bác. Nay đã 80 tuổi đời, 60 tuổi Đảng, ông luôn xem đó là phương châm sống của mình.Trong một lần gia đình tôi đang ăn cơm trưa, bất thình lình Bác đến mà không hề báo trước, dù hôm đó là chủ nhật. Sau khi đáp lại lời chào của chúng tôi, Bác liếc thật nhanh qua mâm cơm. Hôm đó, trên bàn ăn nhà tôi có đĩa cá kho, cà sống, chuối sống, rau muống, canh và mắm cá cơm (mắm cái). Tôi cứ suy nghĩ mãi, cách đi tìm hiểu đời sống cán bộ của Bác thật sâu sắc và nhiều ý nghĩa.Thứ nhất, Bác muốn kiểm tra đời sống của cán bộ như thế nào? Bởi vì thời đó chất lượng cuộc sống thể hiện qua mâm cơm của từng gia đình. Thứ hai, theo tôi là quan trọng hơn, Bác muốn tận mắt xem bữa ăn của một gia đình cán bộ có “bề thế” hơn người dân không? Trong lúc đất nước đang khó khăn, tất cả tài lực vật lực đều dành cho miền Nam, cho tiền tuyến. Tôi để ý thấy gương mặt Bác rất vui, vì đã tận mắt nhìn thấy bữa cơm đạm bạc của một gia đình cán bộ cao cấp. Nó phù hợp với hoàn cảnh đất nước ngày ấy, không có biểu hiện của sự xa hoa lãng phí. Cách đi cơ sở và phương pháp kiểm tra của Bác thật tế nhị, không ồn ào, không báo trước. Dù không hề nhận xét, nhưng nhìn nét mặt tôi cảm giác Bác đã hài lòng.
Câu chuyện về nêu gương của Bác
       Năm 1945, cách mạng thành công nhưng nước ta  dứng trước những khóp khăn tưởng như không vượt qua nổi nào là giặc đói, giặc dốt,giặc ngoại xâm.
       Bác Hoàng Văn Tí, người giúp việc Bác Hồ trong thời gian này kể lại rằng:Hưởng ứng việc lập “ hũ gạo cứu đói”, Bác đã gương mẫu 10 ngày nhịn ăn một bữa, dành gạo giúp người nghèo.Nhìn Bác gầy gộc , ăn uống không đều đặn, các đồng chí giúp việc rất lo cho sức khỏe của Ba1cne6n đề nghị Bác không nên nhị ăn, Bác bảo: “ Bác kêu gọi đồng bào 10 ngày nhịn ăn một bữa thì Bác cũng phải gương mẫu chứ, các chú nói Bác cứ ăn thì làm gương cho ai được.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét